-
- Tổng tiền thanh toán:
Bí quyết nuôi dạy con tự lập đáng học hỏi của cha mẹ Nhật
Khi tìm hiểu về các phương pháp nuôi dạy, giáo dục con người ở các đất nước tiên tiến trên thế giới, không ít ông bố, bà mẹ đã ngạc nhiên rằng trẻ em Nhật Bản có tính kỷ luật cực kỳ đáng ngưỡng mộ, thậm chí có người lầm tưởng rằng trẻ em Nhật có tính kỷ luật bẩm sinh. Thế nhưng, sự thật là không hề có đất nước nào sinh ra những em bé có những phẩm chất như vậy cả. Tất cả là phụ thuộc vào sự giáo dục, sự uốn nắn ngay từ tấm bé của cha mẹ dành cho con cái.
Trên thực tế, không phải đứa trẻ Nhật Nào cũng ngoan ngoãn từ khi sinh ra mà không biểu hiện sự bất hợp tác nào. Rất nhiều trẻ Nhật cũng kêu khóc, cũng ăn vạ hay làm ồn nơi công cộng, nhưng điểm khác biệt là do cách cư xử của bố mẹ đối với những hành vi đó. Khi gặp phải tình trạng này, cha mẹ Nhật thường giữ bình tĩnh, đưa con đến một không gian có đủ sự riêng tư rồi mới bắt đầu giảng giải, khuyên ngăn hay thậm chí là phạt con vì những hành vi đó. Tất cả đều đảm bào ở trong một khoảng không gian vừa đủ cho giao tiếp kín đáo, tránh để làm mất đi sự tự tôn trong lòng đứa trẻ. Cha mẹ Nhật dùng cách này để khiến con đi vào khuôn khổ, nề nếp thay vì quát mắng con ở chốn đông người.
Từng có những bà mẹ phương Tây ngạc nhiên với sự tự lập đáng kinh ngạc của trẻ Nhật, mặc dù cách nuôi dạy trẻ của các nước phương Tây vốn nuôi dạy con tương đối tự lập. Kate Lewis, nhà văn tự do người Mỹ đã chứng kiến cảnh các em bé tại đất nước mặt trời mọc ngồi trật tự trên ghế trong khi con của chị liên tục làm ồn, và các bà mẹ Nhật có vẻ rất bình tĩnh và hài lòng khi con cái thực hiện đúng theo những gì đã được dạy bảo.
Người mẹ dạy dỗ con cái của họ bằng cách “gương mẫu” và để trẻ “bắt chiếc” cách giải quyết vấn đề của bố mẹ
Người mẹ dạy dỗ con cái của họ bằng cách “gương mẫu” và để trẻ “bắt chiếc” cách giải quyết vấn đề cũng như việc cư xử trong những trường hợp khác nhau của bố mẹ. Bố mẹ chính là tấm gương để trẻ soi chiếu và thể hiện hành vi nơi công cộng. Và với điều đó, có thể thấy việc tôn trọng con cái có tác dụng cao hơn là việc quát mắng con giữa đám đông khiến con xấu hổ và có những phản ứng thái quá. Điều này tạo nên những em bé rất tự lập, tôn trọng kỷ luật từ những hành động nhỏ hằng ngày như xếp hàng tại nơi công cộng.
Ở các nhà trẻ tại Nhật, các khóa học thường xuyên có những buổi dã ngoại “bí mật”, nhà trường đưa học sinh đi mà không nói trước địa điểm với phụ huynh vì sợ có một vài phụ huynh nào đó sẽ lén đi theo để quan sát con họ trong chuyến đi dã ngoại đầu tiên. Con sẽ được tự giải quyết những vấn đề của bản thân dưới sự hướng dẫn của cô giáo mà không cần đến sự bao bọc của bố mẹ. Đối với cha mẹ Nhật, đây là bước quan trọng trong quá trình rèn cho con tính tự lập.
Những đứa trẻ tại Nhật còn được rèn luyện tính tự lập bằng cách cho con di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng đến trường khi ở trong độ tuổi 5 – 6 tuổi. Cả cộng đồng sẽ sẵn sàng tham gia vào quá trình giáo dục, cùng cha mẹ giáo dục con cái. Mỗi khi nhìn thấy trẻ con đi hoặc chơi một mình trên đường, thay vì gọi cảnh sát, họ sẽ tiến tới giúp. Khi trẻ em Nhật Bản đến trường, sẽ có tình nguyện viên giúp trẻ sang đường và biển báo các điểm lánh nạn an toàn cho các bé trong trường hợp khẩn cấp. Thậm chí, có khu vực còn trang bị chuông để nhắc nhở các bé về nhà trước khi trời tối. Bằng cách này, trẻ rèn được tính tự lập một cách an toàn.
Bố mẹ Nhật cũng thường xuyên cho con tham gia vào các công việc nhỏ trong nhà như một cách dạy con về việc tự lập. Nhờ con đi mua đồ, giao cho con các phần việc con có khả năng làm được để trẻ nhận thấy sự quan trọng của bản thân và cố gắng hoàn thiện các phần việc của chính mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào con trẻ cũng thể hiện đúng được những điều giống như cha mẹ chúng mong muốn. Đôi khi, trẻ Nhật cũng thể hiện bản tính của một đứa trẻ như ăn vạ, quấy khóc. Các bậc cha mẹ thường biết đến giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên hai” – ám chỉ độ tuổi cáu kỉnh mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua, thường là tuổi lên hai. Với người Nhật, họ gọi đây là “ma no nisai” - độ tuổi quái quỷ. Khi ở độ tuổi này, con cái của họ cũng có những hành vi rất khó bảo, khó chiều, và các mẹ Nhật vẫn dùng cách kiên trì để uốn nắn con từ từ.
Việc nuôi dạy con tự lập là cả một quá trình dài, khiến con hiểu được rằng bản thân có thể làm được những việc đó và cho con hiểu được giá trị của sự tự lập. Con tự lập từ sớm sẽ khiến bản thân con tự tin hơn, từ đó giúp con rèn luyện sự dũng cảm để đối mặt với các vấn đề sau này.
Nuôi dạy con thông minh, tự lập thông qua các cuốn sách ehon là cách mà mỗi ông bố, bà mẹ Nhật đang sử dụng để phát huy tối đa các tiềm năng trong con trẻ, bao gồm cả khả năng tư duy, tiếp nhận lẫn xây dựng một tâm hồn phong phú. Cùng con khám phá thế giới đầy những điều bất ngờ và hình thành nét tính cách tự lập cho con thông qua những cuốn sách ehon ngay hôm nay để con luôn sẵn sàng đón nhận những điều thú vị quanh mình nhé bố mẹ!
Tags:
bộ sách giáo dục sớm cho trẻ
bo truyen tranh ehon nhat ban ehon
day con kieu nhat
doc sach ehon
mua bộ sách ehon
mua sách thiên tài và sự giáo dục từ sớm
review sách ehon
sách cho bé 0-6 tuổi
sách dạy trẻ thông minh sớm
sách ehon
sach ehon ban o dau
sách ehon cho bé 0-6 tuổi
sách ehon cho bé 7 tuổi
sách ehon cho trẻ sơ sinh
sách giáo dục sớm và thiên tài
sách tranh ehon của nhật bản
truyen ehon
truyện ehon cho bé 0-3 tuổi
truyện tranh ehon là gì
tu sach ehon
đọc sách ehon